NTFP Việt Nam

HỘI THẢO XÂY DỰNG VÀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU TẬP THỂ CHO MẬT ONG TỰ NHIÊN PƠKAO

Trong ngày 20 – 9 -2022,  Viện Sinh thái học miền Nam (SIE), Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (NTFP – EP Việt Nam) phối hợp cùng các chuyên gia về ong và PGS tổ chức Hội thảo “Xây Dựng Và Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tập Thể Cho Mật Ong Tự Nhiên.” tại Nhà văn hóa xã Đưng K’Nớh, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng,

Tham dự hội thảo có hơn 50 đại biểu đến từ Pphòng Nnông nghiệp, Hhội Pphụ nữ, hHội Nnông dân huyện Lạc Dương, và xã Đưng K’Nớh, Caritas Đà Lạt, các chuyên gia, thành viên tổ hợp tác Pơ Kao và cộng đồng từ các tỉnh Gia Lai, Ninh Thuận, Bình Thuận và, Bình Định thuộc vùng dự án GLA2 và Misereor.

Đến với hội thảo, cộng đồng và chính quyền địa phương sẽ hiểu hơn về lợi ích và ý nghĩa của việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tự nhiên cấp Châu Á qua phần trình bày của TS. Lưu Hồng Trường và quy trình để cộng đồng đạt được nhãn hiệu tập thể cho mật ong tự nhiên. Trong hội thảo, đại biểu được TS. Phùng Hữu Chính tập huấn về “Cách thức khai thác, chế biến và bảo quản mật ong rừng đạt chuẩn” và TS. Trần Thị Thanh Bình tập huấn về “Hệ thống bảo chứng có sự tham gia (PGS)”. 

Hình: TS. Lưu Hồng Trường giới thiệu về nhãn hiệu tập thể (FHCM)

Hình: Ts Phùng Hữu Chính – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ong Việt Nam (BRDC), Cố vấn Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP) trình bày quy trình khai thác, chế biến, và bảo quản mật ong rừng theo nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm tự nhiên (FHCM).

TS.Trần Thị Thanh Bình – Giám đốc Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ Đại học Lâm Nghiệp Hà Nội trình bày các nguyên tắc, đặc điểm, tầm quan trọng, quy trình cấp chứng nhận PGS.

Hội thảo cũng là thời điểm lý tưởng để cộng đồng lắng nghe và tiếp thu những đóng góp tích cực của các đơn vị qQuản lý nNhà nước trên địa bàn và chuyên gia đầu ngành. Xuyên suốt thời gian hội thảo diễn ra, các đại biểu đã thảo luận vô cùng sôi nổi, đặc biệt nhóm mật ong Pơ Kao đã cho thấy tinh thần năng nổ khi liên tục tham gia đóng góp xây dựng hệ thống giám sát có sự tham gia của các bên liên quancấp: nhóm săn ong, nhóm người sản xuất, nhóm điều phối, cácnhóm liên nhóm. Và thêm nhiều ý tưởng mới được đề xuất cho nhiệm vụ và vai trò trong hệ thống bảo chứng có sự tham gia (PGS).

Chủ tịch UBND Xã Đưng K’Nơh, ông Thân Văn Hữu bày tỏ: “Trước hết, tôi xin gửi lời cám ơn đến Viện Sinh thái học Miền Nam/Chương trình NTFP – EP Việt Nam và Caritas Đà Lạt đã đồng hành giúp đỡ THT PơKao cũng như địa phương. Bản thân tôi cũng vô cùng phấn khởi đối với chương trình này . Pơ Kao là một niềm tự hào đối với xã Đưng K’Nơh, là nhóm nông dân đầu tiên mạnh dạn đứng lên xin thành lập Tổ hợp tác, ủng hộ xây dựng nhãn hiệu tập thể FHCM cho mật ong Pơ Kao. UBND xã sẽ hỗ trợ cho nhóm như một doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương”.

Hình: Ông Thân Văn Hữu phát biểu trong hội thảo

Hình: Thành viên tổ hợp tác Pơ Kao

Bế mạc hội thảo, Viện trưởng Viện Sinh tThái hHọc Miền Nam, Cố vấn của NTFP- EP Việt Nam, TS. Lưu Hồng Trường nhấn mạnh: “Việc xây dựng Nhãn hiệu tập thể cho mật ong Pơ Kao” là vô cùng quan trọng.  Để làm được điều đó, chúng ta cần phải đoàn kết hướng đến mục tiêu chung, xác định rõ những khó khăn, thách thức để đưa ra định hướng phù hợp, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và xây dựng Nhãn hiệu cho sản phẩm mật ong của xã. Đồng thời, thay mặt NTFP -– EP Việt Nam, tôi xin gửi lời cảm ơn đến chính quyền địa phương đã phối hợp, hỗ trợ đểViện tổ chức buổi hội thảo diễn ra suôn sẻ. Xin cám ơn  TS. Phùng Hữu Chính (Chuyên gia nghiên cứu và phát triển Ong miền núi), TS. Trần Thị Thanh Bình (chuyên gia về hệ thống bảo chứng có sự tham gia – PGS), các đơn vị đoàn thể, các tổ chức đã dành thời gian đến tham dự hội thảo. 

Buổi hội thảo kết thúc thành công trên tinh thần lạc quan và cởi mở, các nội dung quan trọng đều được thống nhất và được các đơn vị, chuyên gia chia sẻ rõ ràng, đảm bảo truyền tải đầy đủ thông tin cần thiết cho các cộng đồng.  NTFP – EP Việt Nam và Tổ hợp tác Pơ Kao vững tin, sẵn sàng tiến đến để đạt chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho mật ong tự nhiên đầu tiên của Việt Nam.

×