CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LSNG TẠI VIỆT NAM GẮN LIỀN VỚI SỐNG CỦA DTTS
Thực tiễn cho thấy việc phát triển các lâm sản ngoài gỗ (LSNG) đã có những đóng góp không nhỏ trong việc tạo cơ hội việc làm và cải thiện sinh kế cho cộng đồng các dân tộc địa phương sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng. LSNG hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống xã hội như y học, đồ dùng gia đình, thủ công mỹ nghệ, thực phẩm,… Vì vậy, chúng có vai trò rất quan trọng và là nguồn sống của hàng triệu đồng bào dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng. Đồng thời, lâm sản ngoài gỗ còn là nguồn nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến, liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển của các làng nghề thủ công truyền thống, hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân..
Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG, nước ta đã ban hành nhiều kế hoạch, chính sách về phát triển và bảo vệ rừng, trong đó có nội dung về quản lý và bảo tồn LSNG. Hơn hết một số chính sách đã mang tính bước ngoặt việc phát triển LSNG.
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc;
Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số định mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ
Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP;
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020
Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ;
Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26 tháng 7 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Quyết định 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020
Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ NN&PTNT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010
Nghị định số 119/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ về một số chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu;
Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp;
Quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng sản xuất; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 24/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác
Thông tư số 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất
Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/07/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định vềtrồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Các chính sách hỗ trợ cho xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến LSNG (có thể đến 60% chi phí xây dựng nhà máy bảo quản, chế biến); hỗ trợ tiếp cận thị trường (50% chi phí quảng cáo cho doanh nghiệp liên kết với người dân và các hợp tác xã); hỗ trợ lãi suất (100% trong 3 năm) cho trồng cây LSNG… đang được đẩy mạnh và thực thi ở nhiều địa phương.
Việc mở mới, khai thông các thị trường quốc tế; hỗ trợ hình thành các giống mới, kỹ thuật mới cũng là những chính sách có tác động tốt đến việc phát triển LSNG trong thời gian vừa qua.
Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương và nhân dân, việc phát triển LSNG được kết hợp với các chương trình, dự án lâm nghiệp khác để tăng diện tích trồng LSNG, đặc biệt là diện tích rừng trồng, tăng số lượng các loài LSNG có giá trị kinh tế cao. Các Chính sách thúc đẩy phát triển LSNG bước đầu đã góp phần cải thiện đời sống của người dân và từng bước nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng, vai trò và vị trí của việc phát triển LSNG trong chiến lược phát triển kinh tế nâng cao.
Hình ảnh: Mô hình sâm dây và lan kim tuyến được trông thử nghiệm dưới tán rừng tại xã Ngọc Tem tỉnh KonTum