KHÁM PHÁ NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC CHĂM QUA LỜI KỂ CỦA GIÀ LÀNG TÀKOU
Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc biệt, đã tồn tại ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam từ xa xưa. Dấu ấn văn hoá Chăm vô cùng đa dạng và độc đáo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ, thể hiện rõ nét trong kiến trúc, điêu khắc (các đền tháp, phù điêu, tượng thờ), phong tục tập quán, y học, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tiếng nói, chữ viết, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, vải thêu, hoa văn, gốm…Cho đến nay, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn vẫn tiếp nối, giữ gìn và kế thừa những giá trị văn hóa cha ông để lại.
Ngoài những công trình kiến trúc đặc sắc được hình thành từ gạch nung, có màu đỏ sẫm và được kết nối với nhau theo hình khối để xây đền thờ các vị thần, tiêu biểu như Thánh Địa Mỹ Sơn – được UNESCO công nhận là di sản văn hoá. Văn hoá dân tộc Chăm còn nổi tiếng với nghề thuốc y học cổ truyền từ ngàn xưa. Già làng Chăm – ông Thông Minh Tìm chia sẻ rằng từ lâu người Chăm đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại thảo dược có sẵn xung quanh môi trường sống để trị bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Một số loại cây hiếm có thể kể đến như: bồ bồ rừng, cây bà đẻ, cây riềng… Bản thân ông cũng đã chữa bệnh cho rất nhiều người,
Già làng cũng đề cập đến chữ viết Chăm, ông lưu giữ nhiều tài liệu tiếng Chăm gồm 3 ngôn ngữ Chăm – Việt – Pháp, trong đó có các bài giới thiệu và hướng dẫn về cách sử dụng các công cụ, vật dụng, sản phẩm,… truyền thống thời xa xưa như khung dệt vải, nạn bắn, xẻng, cây đuốc, gùi,… Theo các tài liệu nghiên cứu, dân tộc có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á là Chămpa bao gồm 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo của Ấn Độ.
Mặc dù văn hóa Chăm hiện nay vẫn được đại đa số các cộng đồng ở nhiều tỉnh thành bảo tồn và phát triển. Song cũng như bao dân tộc khác, văn hoá Chăm cũng đứng trước nguy cơ mai một theo năm tháng. Có thể kể đến một số di tích hư hại, xuống cấp nặng nề; nhiều giá trị văn hoá như nghề thuốc vì không tạo ra thu nhập ổn định, bà con dần từ bỏ và chuyển sang nghề khác khiến kiến thức về thảo dược của đồng bào dần bị thất truyền, diện tích trồng các giống cây thuốc cũng bị thu hẹp. Đáng lo hơn cả chính là chữ viết Chăm có nguy cơ bị phai nhạt, khiến các thệ hệ sau khó tiếp cận nền văn học của các thế hệ trước đã dày công gây dựng.
Vì vậy, cần tích cực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của người Chăm thông qua các hoạt động, lễ hội tôn vinh, quảng bá các giá trị văn hóa của đồng bào Chăm với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, mở lớp dạy truyền lại kiến thức cho lớp trẻ hiện nay. Góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng, lan truyền những thành tựu rực rỡ, đáng trân trọng và bảo tồn của nền văn hóa Chăm với đông đảo du khách gần xa.