Khoản tài trợ này dành cho các tổ chức cơ sở của phụ nữ và các bạn gái trẻ ở Indonesia và Phillippin, những người có kế hoạch thực hiện các sáng kiến giải quyết khủng hoảng khí hậu đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới.
Trong các cộng đồng địa phương, phụ nữ thường giữ vị trí tốt nhất và đi đầu trong hành động bảo vệ môi trường, tuy nhiên những nỗ lực của họ ít được ghi nhận và không đủ kinh phí để thực hiện. Thông qua quỹ tài trợ nhỏ của Chương trình trao đổi Lâm sản ngoài gỗ (NTFP-EP), chúng tôi đang thu hẹp khoảng cách và tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia và dành thế mạnh trong việc xây dựng cộng đồng, đề xuất các giải pháp và lựa chọn thay thế cho các vấn đề mà họ phải đối mặt. Việc gây quỹ cho các hành động của phụ nữ rõ ràng đã tăng cường khả năng tự chủ và sự lãnh đạo của họ trong việc xác định con đường phát triển của riêng họ. Chúng tôi cũng thừa nhận vai trò quan trọng của phụ nữ với tư cách là những người có kiến thức đưa ra các giải pháp thích ứng với khí hậu và địa phương.
Thông qua PRSGF, những công tác đã thực hiện của chúng tôi với phụ nữ và trẻ em gái bình thường ở Đông Nam Á đã góp phần tăng cường kỹ năng lãnh đạo, huy động, thực hiện và hành động của phụ nữ địa phương trong các lĩnh vực bảo tồn cộng đồng, sinh kế bền vững, quản lý tài nguyên thiên nhiên, an ninh lương thực và sức khỏe. Các tổ chức dựa vào Cộng đồng- CBOs(Community based organisations) do phụ nữ lãnh đạo tại địa phương đã cải thiện việc quản lý rừng và rừng đầu nguồn bền vững và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ của họ. Đào tạo các chiến lược L&A (Nâng cao năng lực quản trị nguồn nhân lực) đã củng cố kỹ năng vận động chính sách của các nhóm phụ nữ. Họ ủng hộ các vấn đề môi trường địa phương trong đó phụ nữ bị tác động lớn, chẳng hạn như sự hủyhoại lớn trong việc khai thác mỏ khoáng sản, phát triển đập thủy điện và dầu cọ, cao su và các đồn điền khác. Làm việc về các thực hành lâm sản ngoài gỗ và L&A nâng cao sự đóng góp và chia sẻ lợi ích công bằng cho phụ nữ trong việc quản lý bền vững cảnh quan rừng và hệ sinh thái, phát huy quyền lực và tiếng nói tập thể của phụ nữ nông thôn và bản địa để đảm bảo quyền, tài nguyên rừng và sinh kế bền vững của cộng đồng.
Quả thực, việc phân bổ nguồn lực cho họ là cách chúng ta ghi nhận, nhân rộng và tạo điều kiện cho những đóng góp của phụ nữ trong việc giảm nhẹ, thích ứng và giảm lượng khí thải carbon thông qua kiến thức bản địa và thực hành tại địa phương đã được kiểm nghiệm của họ về sử dụng, quản lý và bảo tồn tài nguyên bền vững.