Mô tả
Thông tin sản phẩm:
Chuối rừng là sản phẩm của doanh nghiệp cộng đồng HESE, được đồng bào Bana huyện Kon P’long tỉnh Kon Tum thu hái.
Chuối hột rừng – biệt danh là thuỷ tổ của các loài chuối, là một trong những loại thực vật đặc trưng ở vùng núi cao Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung. Những cây chuối rừng cao khoảng 3-4 m, thân xốp. Cây có phiến lá dài, có tia sáng ở mặt dưới, thân màu xanh và sọc đỏ. Hoa chuối có màu đỏ thẫm như hoa chuối, thường có hoa mọc thẳng giữa các nải chuối màu vàng. Buồng chuối hột rừng thường gồm trên dưới 10 nải, quả có viền và nhiều hạt to từ 4 – 5 mm. Khi chín, quả thường chuyển sang màu vàng sẫm hoặc tím.
Được đồng bào Kon Tum thu hoạch từ những những quả chuối quả già và rất ngọt, khi chín có màu vàng rất đẹp, đem sơ chế rồi sử dụng tươi hoặc sấy, phơi khô để sử dụng nhiều lần dần. Trái chuối hột càng nhỏ càng có nhiều nhựa, mang lại giá trị dinh dưỡng càng cao, ngoài ra các bộ phận khác của chuối rừng như: hoa, lá và thân cũng được tận dụng.
Tên khoa học: Musa acuminata.
Họ: Chuối (Musaceae)
Công dụng:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo…
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày, táo bón, đặc biệt ở trẻ em
- Có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau mỏi cổ, vai, gáy lưng, bệnh thấp khớp
- Giảm đau bụng kinh, điều hoạ kinh nguyệt phụ nữ.
Cách dùng:
Chuối chín ăn ngọt và rất thơm. Tuy nhiên, do số lượng hạt nhiều nên ít được dùng làm thực phẩm mà chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Chuối rừng ngâm rượu là phương pháp được nhiều người ưa chuộng thay cho cách làm truyền thống tán bột. Rượu chuối hột được nhiều người ưa chuộng bởi độ thơm ngon, dễ uống và vị ngọt tự nhiên của chuối đọng lại trong cổ họng.
Lưu ý:
- Không được ăn quả chuối rừng còn xanh vì rất dễ gây ngộ độc hoặc táo bón nặng vì quá nhiều chất tanin.
- Không nên ăn chuối hột chung với mật mía vì dễ gây chướng bụng
Bảo quản: Bảo quản kín, đặt tại khu vực khô ráo, thoáng mát để tránh mối mọt hay ẩm ướt.
Hạn sử dụng: 12 tháng. Ngâm rượu dùng được 1-2 năm.