Description
Thông tin sản phẩm:
Được ví như “Nhân sâm của người nghèo”, với giá bán chỉ bằng 1/10 so với nhân sâm nhưng hiệu quả không hề kém cạnh. Đẳng sâm là loại dược liệu được dùng khá phổ biến trong Đông y. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa đẳng sâm và nhân sâm, sự thật là đẳng sâm thuộc họ hoa chuông, là loại cây rất dễ trồng, mọc hoang rất nhiều ở bờ suối và những cánh rừng thưa, nhất là những vùng rừng núi phía Bắc của nước ta. Ngược lại, nhân sâm được tìm thấy các dãy núi cao thuộc các vùng khí hậu ôn đới như Bắc bán cầu, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Việt Nam (trồng thử nghiệm).
Tên gọi khác: Bạch đẳng sâm, Đẳng sâm, Lộ đẳng sâm, Tây đẳng sâm, Điều đẳng sâm, Đông đẳm sâm.
Tên khoa học: Codonopsis pilosula
Họ: Hoa chuông (Campanulaceae)
Tác dụng:
Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, tác dụng giảm mệt mỏi, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, thận hư yếu, mỏi gối,… Thậm chí tác dụng dược lý của đẳng sâm còn có thể thay thế cho nhân sâm trong một số trường hợp.
Theo nghiên cứu y học hiện đại:
- Tác dụng chống mệt mỏi và thích ứng của cơ thể với biến đổi môi trường.
- Dịch của dược liệu giúp tăng cường co bóp, nâng cao trương lực và chống viêm loét dạ dày.
- Tăng cường sức co bóp của tim, tăng lưu lượng máu đến các cơ quan nội tạng, tứ chi và não.
- Giảm bạch cầu, tăng hồng cầu và đường huyết.
- Tăng cường khả năng miễn dịch cho con người, giảm ho, tiêu viêm, long đờm.
- Kích thích tử cung, tăng nồng độ cortisone trong huyết tương và kháng lại trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, phó trực khuẩn đại tràng, não mô cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng,…
Theo Đông y:
- Tác dụng thanh phế, ích khí, trừ phiền khát, bổ trung, sinh tân chỉ khát và hòa Tỳ Vị.
- Chủ trị phế hư, người mệt, khát, thoát giang, tỳ vị hư yếu, ăn ít, khí huyết đều hư. Điều trị bệnh bạch huyết, tụy tạng, thiếu máu mãn tính, lỵ lâu ngày, khí suyễn, nội thương, hư lao, băng huyết, phát sốt,…
Thành phần:
Đẳng sâm cung cấp hàm lượng khoáng chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt là hàm lượng Saponin trong đẳng sâm cao tương đương hồng sâm hoặc nhân sâm – thành phần hoá học có trong thảo mộc có lợi cho sức khoẻ con người. Bên cạnh đó là các thành phần như: Alkaloids., Choline, Glucose, Sucrose, Inulin, Scutellarein, Furctose, Xylose, Rhamnose…
Cách dùng:
Một số cách chế biến đẳng sâm tham khảo:
- Ngâm đẳng sâm với rượu gạo
- Ngâm đẳng sâm với mật ong
- Nấu canh đẳng sâm với thịt gà, bò, hàu
- Kết hợp đẳng sâm cùng các dược liệu: cam thảo, mạch môn, nhục quế, hoàng bá, trần bì, tiểu hồi…Tuyệt đối không kết hợp đảng sâm với bất kỳ vị dược liệu nào thuộc họ hắc.
Bảo quản
Cất giữ nơi khô ráo và thoáng mát. Đẳng sâm rất dễ bị mốc, có thể sấy lưu huỳnh (diêm sinh) định kỳ để chống mốc.