ĐẶC SẢN RƯỢU CẦN VĂN HOÁ CỦA NGƯỜI BANA TẠI GIA LAI
Không biết tự bao giờ, rượu cần đã gắn bó với đời sống của người Bana, bởi ghè rượu đã có mặt trong mọi lễ tục của cộng đồng từ lễ mừng chiến thắng, mừng được mùa, mừng nhà mới đến các đám cưới, đám tang, và lại càng không thể thiếu trong ngày tết của đồng bào. Người ta thường nói cồng chiêng là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên thì ở đây rượu cần là điều kiện để con người cởi mở, hòa nhập vào nhau. Có thể nói, rượu cần vừa rất thực và vừa rất thiên, mọi lễ hội tưng bừng cuối cùng cũng được quy tụ bên những ghè rượu.
Không biết tự bao giờ, rượu cần đã gắn bó với đời sống của người Bana, bởi ghè rượu đã có mặt trong mọi lễ tục của cộng đồng từ lễ mừng chiến thắng, mừng được mùa, mừng nhà mới đến các đám cưới, đám tang, và lại càng không thể thiếu trong ngày tết của đồng bào. Người ta thường nói cồng chiêng là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên thì ở đây rượu cần là điều kiện để con người cởi mở, hòa nhập vào nhau. Có thể nói, rượu cần vừa rất thực và vừa rất thiên, mọi lễ hội tưng bừng cuối cùng cũng được quy tụ bên những ghè rượu.
Để làm ra loại rượu cần mê người, người Ba Na thường dùng nhiều nguyên liệu: mì gòn, cao lương, gạo, bắp, bo bo,.. và để tạo hương vị riêng biệt là nhờ có một loại men rượu bí truyền. Theo cách hướng dẫn của chị Đinh Thị Đách thì làm men truyền thống của người Ba Na rất công phu gồm các loại nguyên liệu từ lá, vỏ cây Hyam, củ riềng, ớt, gạo tẻ Ba Na. Dùng cây Hyam để làm men thì dù người quen hay không quen và uống ít hay nhiều cũng đều không bị đau đầu.
Chị Đách- trưởng nhóm rượu cần cho rằng học cách làm rượu cần phải học nhiều công đoạn và tùy theo từng nguyên liệu mà có bí quyết khác nhau, nhưng để giữ được hương rượu cần truyền thống thì trước tiên phải học được cách làm men rượu cần. Bởi bí quyết làm nên sự độc đáo của rượu cần do người Ba Na nơi đây làm ở men rượu.
Công đoạn giã nguyên liệu sẽ quyết định đến chất lượng của men, giã càng đều tay thì sẽ càng thấm, càng quyện vào nhau và men rượu càng ngon. Mỗi cối thường có 3 chị em cầm chày để giã. Khi giã bàn tay phải nhịp nhàng đưa lên, hạ xuống, không vội vàng, không chậm rãi với những nhát giã dứt khoát, mạnh mẽ.
Sau khi giã nguyên liệu xong, đem hỗn hợp bột này trộn với nước vỏ cây hyam và nặn thành từng chiếc bánh dẹp có phủ bên ngoài một lớp vỏ trấu, đem ủ 10 ngày rồi lấy cho ra phơi mát trong nhà hoặc đem phơi trên giàn bếp càng lâu càng tốt. Mỗi khi làm rượu cần sẽ lấy những chiếc bánh men này đem giã nát rồi trộn lẫn với các nguyên liệu đã nấu chín. Nếu muốn làm rượu cần ngon thì phải biết sử dụng liều lượng men tương thích; đây chính là bí quyết, không phải ai cũng làm được. Sau khi cho nguyên liệu vào ghè, đem cất chỗ thoáng mát, phải chờ qua một tháng rưỡi đến 2 tháng sau rượu mới có độ nồng, thơm ngon. Khi uống lót lá tươi ở trên, đổ nước đầy ghè, dùng cần cắm xuyên qua các tầng lá xuống đáy ghè, uống cạn tới đâu chế thêm nước tới đó.
Uống rượu cần là một nét đẹp văn hóa của người Bana xã Đông, họ rất hiếu khách, trọng nghĩa. Mỗi khi có khách, bạn bè đến thăm chơi sẽ được người Bana chiêu đãi tiệc rượu và ẩm thực địa phương. Ghè rượu được đặt ở giữa nhà hoặc cột dựa vào cột nhà, chủ nhà mở miệng ghè lấy lá chuối bỏ ra, cắm cần, múc nước lã đổ vào ghè cho tràng rồi uống một hớp trước để tỏ lòng chân thành và tỏ cho khách biết rượu không độc.
NTFP-EP Việt Nam nhận thấy rượu cần của đồng bào Bana Gia Lai là một đặc sản được lưu ý phải gìn giữ, phát triển và quảng bá để phục vụ phát triển du lịch. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu rượu cần Đăk Giang không chỉ giúp đồng bào Bana bảo tồn, phát huy, quảng bá nét văn hóa độc đáo, mà còn mở ra một hướng đi tích cực về làm kinh tế cho đồng bào. Nỗ lực của gia đình Đăk Giang giữ nghề truyền thống ấy đã có công rất lớn trong việc đưa hương rượu cần Gia Lai ngày càng bay xa hơn.
Sản phẩm rượu cần Đăk Giang cũng đã đạt chứng nhận OCOP huyện và đạt giải bán kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh 2023.