Description
Thông tin sản phẩm:
Từ một món ăn dân dã trong bữa cơm hàng ngày của người dân miền núi, măng khô Mã Liềng nay đã có mặt trong các nhà hàng, siêu thị. Sản phẩm là sự kết tinh từ bàn tay khéo léo và nghị lực vươn lên của đồng bào Mã Liềng ở xã Lâm Hóa (Tuyên Hóa).
Phụ nữ Mã Liềng hầu như ngày nào cũng vào rừng hái măng về để chế biến thức ăn, không chỉ vì đây là thứ lộc trời luôn sẵn có mà còn bởi hương vị đặc biệt không loại rau củ nào có được.
Măng khô Mã Liềng không đơn thuần là một sản phẩm thương mại thuần túy mà nó còn chứa đựng cả nét văn hóa truyền thống, khát vọng vươn lên của đồng bào Mã Liềng trong tiến trình phát triển.
Măng được khai thác là những búp măng còn non, có độ mập, quá trình khai thác phải bảo đảm duy trì sự phát triển bền vững của khu rừng, không khai thác triệt để làm suy giảm nguồn nguyên liệu và ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng.
Sau khi chọn lọc những búp măng đủ tiêu chuẩn để sơ chế và đưa vào nhà sấy. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhuần nhuyễn trong từng thao tác, bảo đảm kỹ thuật, thời gian ở từng khâu để mẻ măng ra lò có màu vàng đều, giòn thơm, đạt chất lượng.
Thương hiệu “Măng khô Mã Liềng” đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận và UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh vào tháng 4/2021.
Công dụng:
Măng chứa lượng lớn chất xơ, vitamin thiết yếu và có đặc tính kháng viêm:
- Giúp giảm cân, tốt cho người ăn kiêng
- Kiểm soát cholesterol
- Tốt cho tim
- Chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn.
- Chữa các vấn đề về hô hấp, dạ dày
Hướng dẫn sử dụng:
Trước khi chế biến măng khô, cần có các bước xử lý để loại bỏ hết vị đắng và độc tố nếu có trong măng: rửa sạch bụi bẩn, sau đó cho vào ngâm nước trong 6 – 8 tiếng cho măng nở mềm, loại bỏ vị đắng. Luộc kĩ và xả măng 2 – 3 lần đến khi không còn mùi khó chịu. Trong khi luộc hãy để mở nắp để độc tố bay hơi. Sau khi luộc xong, xả sạch măng bằng nước lạnh, để nguội. Xé măng thành sợi nhỏ để chuẩn bị chế biến các món ăn. Nếu không sử dụng ngay có thể đậy kín rồi bảo quản 1 tuần trong ngăn mát tủ lạnh.
Có thể dùng măng khô trong các món kho, món canh, món xào hay thậm chí nấu cháo đều được. Sau đây là một số món đơn giản được nấu từ măng khô rất phổ biến hiện nay mà bạn nên biết.
Cách chế biến:
Vịt nấu măng khô
- Dùng chanh tươi rửa sạch thịt vịt để khử mùi rồi cho vào nồi
- Măng khô sau khi ngâm đem tước nhỏ rồi cho vào nồi luộc mềm, rửa sạch lại bằng nước lạnh
- Hành lá cắt khúc, ớt thái mỏng
- Phi thơm hành khô với dầu ăn rồi cho măng khô vào xào qua
- Băm nhỏ hành khô, thái chỉ gừng, cắt nhỏ sả sau đó cho vào ướp thịt vịt cùng với hạt nêm, nước mắm, bột ngọt, muối
- Ướp thịt sau 30 phút, xào cho săn thịt lại rồi cho măng đã xào trước đó vào xào tiếp
- Sau đó, đổ vào 500ml nước nấu cho mềm thịt vịt rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn là có thể cho ra tô để thưởng thức cùng cơm hoặc bún rồi.
Măng khô kho thịt
- Luộc măng khô 10-15 phút rồi vớt ra rửa lại bằng nước lạnh, để ráo
- Thịt heo rửa sạch, thái mỏng ướp với hành khô, hạt nêm, đường, nước mắm, bột ngọt, muối trong 15-20 phút
- Xào thịt heo sơ qua rồi đổ vào 300ml nước, đun sôi khoảng 5-10 phút thì cho măng vào nấu với lửa nhỏ, đến khi gần cạn nước trong nồi thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng là được.
Măng khô xào tỏi
- Luộc chín măng khô cho mềm rồi thái sợi chỉ vừa ăn
- Tỏi xanh rửa sạch, bỏ lá, thái khúc 3-4 cm
- Tỏi khô, bóc vỏ, đập dập
- Cho nước luộc vịt, xì dầu, đường, muối, hạt nêm, bột ngọt vào nồi đun sôi tạo thành hỗn hợp nước sốt
- Phi gừng, tỏi với dầu ăn rồi cho măng vào xào
- Khi măng gần được thì cho tỏi xanh và nước sốt vào xào thêm tầm 5 phút là có thể mang ra dùng.
Bảo quản:
Túi măng sau khi mở ra có 2 cách để bảo quản:
– Buộc măng thành từng bó, cho vào túi nilon bọc kín nhiều lớp.
– Cho măng vào túi nilon hút chân không.
Làm như vậy có thể bảo quản và sử dụng đến 3 năm không bị hư.