NTFP Việt Nam

CUỘC HỌP THƯỜNG NIÊN LẦN THỨ 2 – DỰ ÁN LIÊN MINH SINH KẾ XANH (GLA2)

Ngày 23/03/2023, NTFP EP Việt Nam/SIE – tổ chức điều phối Chương trình Liên minh Sinh kế Xanh (Green Livelihood Alliance – GLA) tại Việt Nam  đã chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả của chương trình được thực hiện bởi 03 tổ chức NTFP-EP, Tropenbos Việt Nam, PanNature vào năm 2022.

Tham gia Cuộc họp có đại diện của tổ chức NTFP-EP Việt Nam, Tropenbos Việt Nam, PanNature và lãnh đạo NTFP-EP Châu Á (điều phối cấp vùng của Chương trình GLA2). Tại cuộc họp, các tổ chức đã đánh giá tình hình, kết quả triển khai công tác đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức năm 2022, từ đó đề xuất phương hướng giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong thời gian tới.

Toàn cảnh cuộc họp

Ba tổ chức nhất trí kết quả báo cáo và đánh giá chung trong năm 2022. Việc triển khai hoạt động gặp nhiều khó khăn và thách thức nhưng các tổ chức đã cùng nhau vượt qua và đạt được mục tiêu đề ra.

Tại cuộc họp, ba bên nhất trí tiếp tục phối hợp thực hiện các hoạt động và tổ chức các tập huấn nâng cao năng lực về nguyên tắc lồng ghép giới, nông nghiệp sinh thái, nâng cao năng lực của cộng đồng, thúc đẩy chính sách phát triển bền vững cho doanh nghiệp,…

Tiếp theo, ngày 24-25/03/2023 đoàn đại biểu tham quan gặp gỡ 02 cộng đồng Châu Mạ ở xã Lộc Tân, huyện Bảo Lộc với mô hình bảo tồn văn hoá nhà dài và tổ hợp tác Ohmi Koho sản xuất cà phê hữu cơ tại xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng thuộc DA GLA2.

Tại cộng đồng, các đại biểu đã giao lưu, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh LSNG bền vững. Đồng thời, thúc đẩy bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa bản địa, tăng cường khả năng phục hồi và thích ứng biến đổi khí hậu.

Thăm mô hình nhà dài Buôn B’su Pằng Lê – thôn 3 xã Lộc Tân

Thăm mô hình cà phê hữu cơ Ohmi Koho

Chương trình GLA2 tập trung vào Nâng cao hiệu quả quản lý rừng dựa vào cộng đồng thông qua các hoạt động như:

– Nâng cao năng lực và nhận thức cho người dân và cộng đồng

– Lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng và các bên có liên quan

– Xây dựng các tổ nhóm quản lý hợp tác về rừng và tài nguyên với nòng cốt là các thành viên của cộng đồng

– Giao đất gắn với giao rừng cho các cộng đồng

– Hỗ trợ các mô hình phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng

– Khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ tại các cộng đồng địa phương, đảm bảo bình đẳng giới tại những cộng đồng này

Để đạt được mục tiêu này, các tổ chức sẽ xây dựng Lý thuyết của sự thay đổi (Theory of Change – ToC) dựa trên những điều kiện hiện tại, những thay đổi mà các bên mong muốn đạt được trong tương lai, từ đó xây dựng và điều chỉnh các hoạt động trong thời gian triển khai chương trình GLA.

Tại Việt Nam, chương trình GLA2 triển khai ở tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đắk Lắk, KonTum, Lâm Đồng.

×