NTFP Việt Nam

Trên thế giới hiện tại có khoảng 60 triệu cư dân sống dựa vào rừng, được xác định chủ yếu ở các nước Tây Phi, Châu Mỹ La tinh và các nước khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, có khoảng 13 triệu cộng đồng dân tộc đang sinh sống trong rừng, chiếm 14% dân số tương đương khoảng 25 triệu người (Theo Speri – Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Chính Sách Xã Hội).  Cuộc sống và văn hoá cộng đồng dân tộc từ lâu đã gắn bó mật thiết với rừng, dẫn đến là tình trạng thường xuyên xảy ra nạn khai thác gỗ bừa bãi, săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, phá đất rừng tự nhiên để làm nương rẫy. Dẫn đến hệ luỵ khiến diện từng tài nguyên rừng ngày càng bị thu hẹp, tài nguyên rừng suy thoái nặng nề. Tồi tệ hơn, việc khai rừng bừa bãi làm giảm hiệu quả chắn gió, cản nước…trực tiếp gây ra thiên tai lũ lụt, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.

Để chấm dứt tình trạng “dân sống dựa vào rừng thôi phá rừng” thay vì đó là châm ngôn “Quyền lợi phải đi đôi với trách nhiệm”, Chương trình trao đổi lâm sản ngoài gỗ NTFP – EP Việt Nam, phối hợp cùng Viện Sinh thái học Miền Nam (SIE) thúc đẩy các tổ chức dựa vào cộng đồng để xây dựng phương án quản lý rừng bền vững, tạo sinh kế cho cộng đồng địa phương  thông qua việc sản xuất, khai thác lâm sản ngoài gỗ (LSNG), tạo điều kiện cho cộng đồng thoát nghèo và ổn định cuộc sống từ rừng.

Là quốc gia giàu tính đa dạng sinh vật,. Hiện rừng Tây Nguyên có hơn 4.000 loài cây rừng, trong đó có hơn 3.500 loài là lâm sản ngoài gỗ với khoảng 3.100 loài được tính sử dụng làm thuốc (Theo thống kê của Viện Dược Liệu – Cây thuốc Việt Nam). Đặc biệt, trữ lượng tre nứa của Tây Nguyên giữ vị trí đứng đầu cả nước với 2.107,8 triệu cây (trong đó: Kon Tum 919,2 triệu cây; Gia Lai 130,5 triệu cây; Lâm Đồng 345,4 triệu cây và Đăk Lăk, Đăk Nông 712,8 triệu cây, đàn ong của Tây Nguyên hiện lên tới 20.933 đàn, cung cấp khoảng 30 nghìn tấn/mật ong.Trên thực tế ở nhiều nơi lâm sản ngoài gỗ là một trong những nguồn thu nhập chính của người dân điều đó cho thấy lâm sản ngoài gỗ đang dần khẳng định là thành phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của vùng, góp phần bảo tồn rừng và đa dạng sinh học.

Ngoài ra, việc sản xuất và phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam không chỉ đóng vai trò cung cấp lương thực, thuốc chữa bệnh, thủ công mỹ nghệ, thức ăn chăn nuôi, phân bón, …LSNG còn đóng vai trò quan trọng trên thị trường xuất khẩu với các loại LSNG đang rất ưa chuộng như: mây tre đan, hồi, quế, thảo quả…Theo Viện nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam, quá trình hội nhập kinh tế đã tạo đà tăng trưởng các sản phẩm LSNG xuất khẩu, góp phần gia tăng doanh số xuất khẩu và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng dân tộc thiểu số và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Theo ước tính năm 2010, sản xuất và khai thác LSNG tại  cộng đồng địa phương chiếm 30 – 40% tổng sản lượng lâm nghiệp. Xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD và tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 15%.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các sản xuất LSNG, thu nhập bình quân của hộ gia đình từ các sản phẩm LSNG khoảng 32 -35% tổng thu nhập kinh tế hộ gia đình. Trong số đó, gia đình khá giả chiếm tỷ lệ cao nhất.

Chính vì thế, việc phát triển một số loài LSNG chính là góp phần cung cấp lượng hàng hóa lớn cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, là nguồn đóng góp quan trọng cho kinh tế địa phương và cả nước.

Thực tế cũng cho thấy sự phát triển LSNG đang tạo động lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam. Đáng chú ý nhất là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm chú trọng vào nguồn nguyên liệu từ LSNG như: như mây, tre, sâm, quế, hồi, thảo quả và nhựa thông. Do đó, việc sản xuất các sản phẩm LSNG để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sẽ củng cố thế mạnh của các ngành công nghiệp này và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành công nghiệp  địa phương đồng thời góp phần rất lớn vào công tác quản lý an toàn thực phẩm, y tế, cung cấp nguyên, nhiên liệu cho sinh hoạt, đảm bảo an toàn cộng đồng dân tộc dưới những cánh rừng Việt Nam

Có thể thấy tiềm năng LSNG là vô cùng to lớn, Sản xuất LSNG đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân tộc thiểu số và tăng tỷ trọng cơ cấu sản xuất ngành lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế địa phương miền núi.

Awesome Work

You May Also Like

×